Panenka – Những nét thú vị về kiểu đá phạt đền “độc dị” nhất
Kiểu đá phạt đền Panenka luôn để lại nhiều cảm xúc cho người xem, đặc biệt là khi cầu thủ thực hiện thành công. Vậy kỹ thuật đá penalty này có từ bao giờ, tại sao các siêu sao chuộng chúng đến vậy, cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Kỹ thuật sút phạt đền Panenka không còn quá xa lạ với người yêu bóng đá, nhất là những ai theo dõi môn túc cầu từ giai đoạn năm 2000 đến nay. Tuy nhìn thoáng qua chỉ là cú đá đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong vô vàn tài nghệ, bản lĩnh của cầu thủ. Cùng Top nhà cái uy tín khám phá kỹ hơn về nguồn gốc, cũng như trong lịch sử có những pha làm bàn kinh điển nào nhé.
Đá phạt đền Panenka – Nguồn gốc và mô tả cách thực hiện
Panenka bắt đầu được nhắc nhiều ở Việt Nam nhờ công của Công Phượng, một cầu thủ lừng danh trưởng thành từ lò HAGL. Thế nhưng ít ai biết kiểu đá này đã có lịch sử hình thành lâu đời, cũng như thực hiện bởi vô số siêu sao trên thế giới.
Kỹ thuật đá Panenka có từ bao giờ, do ai phát triển
Cú sút Panenka lần đầu xuất hiện trong môn thể thao vua vào năm 1976, thực hiện bởi cầu thủ Antonin Panenka (Tiệp Khắc). Ông là người mở màn áp dụng kỹ thuật này trên thế giới, nên giới chuyên gia quyết định lấy luôn tên anh chàng đặt cho cú sút.
Bối cảnh ra đời pha làm bàn Panenka kinh điển đến từ trận đấu tứ kết Euro cùng năm, khi Tiệp Khắc phải chạm trán với Tây Đức. Đội bóng của Antonin bất ngờ dẫn trước 2 bàn nhưng lại để đối thủ vươn lên gỡ hoà, sau cùng “dắt tay” nhau vào loạt luân lưu may rủi.
Vào thời khắc quyết định, Antonin bước lên chấm penalty, lấy đà một cách đủng đỉnh và khẽ chạm nhẹ bóng. Lập tức trái bóng tròn găm thẳng vào lưới theo một quỹ đạo vòng cung vô cùng thanh thoát. Lúc đó rất nhiều người nghĩ cầu thủ này thiếu nghiêm túc khi dám sút phạt đền kiểu “trông như đùa”.
Tuy nhiên ngày nay càng phân tích sâu, các chuyên gia nhận ra rằng đá Panenka không hề đơn giản. Cầu thủ buộc phải sở hữu bản lĩnh thép, giác quan nhạy bén và cực kỳ tinh tế trong cách thực hiện.
Mô tả kỹ thuật sút phạt Panenka trứ danh
Có thể nói đá phạt Panenka giống như tham gia một ván cá cược với thủ môn. Thông thường cầu thủ trấn giữ khung thành sẽ phán đoán trước hướng sút, rồi lập tức đổ người về phía đó sau khi nghe tiếng còi báo hiệu.
Về phía cầu thủ cố gắng lấy đà như thể sắp có một cú sút cực căng, găm vào hai góc xa khung thành. Nhưng cuối cùng khiến đối thủ ngỡ ngàng vì chỉ là một pha khẽ chạm bóng kiểu Panenka, nhắm vào góc cao theo tốc độ rất đỗi bình thường.
Khi sút Panenka những siêu sao ưu tiên dùng má trong bàn chân làm điểm tiếp xúc bóng. Một số cầu thủ cũng dùng kỹ thuật “chích mũi giày”, tuy nhiên sẽ khó kiểm soát hướng đi của bóng hơn, dễ dẫn đến vọt xà hoặc thủ môn đội bạn kịp thời quay về bắt dính.
Lý giải sức hút của những pha lập công bằng Panenka
Như đã trình bày, Panenka giống như thủ thuật “thao túng tâm lý”, đánh lừa đối thủ hơn là tận dụng sức mạnh. Trông thì đơn giản, nhưng sau khi lập công chúng sẽ tạo ra cảm giác vô cùng phấn khích bởi:
- Kiểu sút Penalty này biểu hiện sự tự tin cao độ, nét ngạo nghễ của cầu thủ thực hiện.
- Trong những lúc khó khăn, bị dẫn trước mà vẫn dám sút phạt Panenka, nếu thành công sẽ đem đến nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn cho cả đội.
- Ngoài ra thủ môn bắt hụt Panenka thường khá ức chế, nếu trận đấu còn dài rất dễ rơi vào trạng thái cay cú, thấp thỏm.
Gợi nhớ những cú Panenka kinh điển triệu người mê
Như thế nào là một cú sút phạt đền Panenka kinh điển, xứng danh ghi vào sử sách bóng đá? Cùng bài viết hồi tưởng những pha lập công áp dụng kỹ thuật siêu đẳng trên, bạn càng thêm ngưỡng mộ sự vĩ đại của người thực hiện.
Tuyệt phẩm Panenka của Ibrahimovic vào lưới Lyon
Trong trận đấu giữa PSG vs Lyon năm 2014, “gã nhà giàu” Pháp đè bẹp địch thủ 4 bàn không gỡ, bao gồm một siêu phẩm Panenka do Ibrahimovic thực hiện. Cầu thủ người Thuỵ Điển như thường lệ lấy đà dài, mắt đăm chiêu và cuối cùng đưa bóng vào lưới Lyon một cách không thể nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Totti khiến Van Der Sar ôm hận nhờ cú Panenka bản lĩnh
Ghi bàn trong thế đang thắng của Ibrahimovic chỉ làm cảm xúc xem bóng đá thêm trọn vẹn. Nhưng dám áp dụng Panenka trong thời khắc luân lưu “tử thần”, khiến đấu trường bùng nổ thì phải nhắc đến pha làm bàn của Francesco Totti.
Nên nhớ đó là trận bạn kết Euro cực kỳ căng thẳng giữa Ý và Hà Lan, người trấn giữ khung thành không ai khác ngoài Edwin Van Der Sar. Vậy mà Totti vẫn lạnh lùng chạm nhẹ bóng, khiến huyền thoại của Manchester United bẽ bàng.
Andrea Pirlo dùng Panenka trong loạt Penalty Euro 2012
Bóng đá đương đại từ 2010 đến nay bỗng thiếu vắng những cú Panenka đầy cảm xúc. Tuy nhiên đến Euro 2012, khán giả lại lần nữa chứng kiến cú đá “thót tim” này hiện diện bởi “tác giả” Andrea Pirlo.
Vẫn hình dáng quen thuộc, râu tóc dài che khuất gương mặt từng trải, Pirlo bước lên rồi lấy đà tinh quái. Sau đó cả cầu trường vang dội tiếng ăn mừng, đúng vậy Pirlo vừa sút Panenka! Thủ quân đội tuyển Ý khiến người Anh một lần nữa ôm hận, bỏ lỡ cơ hội chinh phục cúp vàng Euro.
Cú Panenka là một trong nhiều yếu tố giúp bóng đá trở thành môn thể thao vua, luôn đầy cảm xúc và những sự bất ngờ. Có thể ví cầu thủ dùng kỹ thuật này như đứng trước làn ranh, hoặc trở thành huyền thoại, hoặc bỗng chốc làm kẻ tội đồ chỉ trong tích tắc!
- Xem thêm: Kèo dụ là gì?
Pressing trong bóng đá hiện đại rất được ưa chuộng, trở thành chìa khóa chiến thắng cho nhiều đội bóng. Vậy chiến thuật trên cụ thể ra sao, có những kiểu vây ép nào, cùng tìm hiểu.
Cáp kèo ám chỉ các giao kèo do những người đam mê bóng đá đặt ra, nhằm mục đích giải trí cùng nhau, kiếm thêm chút lợi nhuận nếu dự đoán đúng.
Chơi cá cược bóng đá sợ nhất là tình trạng bán độ, xuất hiện ở cả giải nghiệp dư lẫn hàng đầu. Vậy làm sao nhận biết những trận đấu “có mùi” này, cùng bài viết làm rõ vấn đề nhé!
Đôi khi các trận Play off giải đấu lớn lại còn gay cấn, kịch tính hơn cả chung kết. Bởi sau cuộc chạm trán người thắng sẽ giành vé đi tiếp, còn kẻ thua xem như cơ hội tranh cúp hay thăng hạng mùa sau đã chấm dứt.
Hiệp phụ bóng đá là gì? Tại sao nó ít diễn ra những được dân chơi cá độ quan tâm. Vậy khi dự đoán diễn biến trong 30 phút cộng thêm này, bạn cần chú ý những gì, cùng tìm hiểu nhé!
Bạn có thắc mắc quả bóng vàng Châu Âu quan trọng, cao quý thế nào trong giới “quần đùi áo số”. Cùng bài viết khám phá những tin tức lý thú xoay quanh danh hiệu mà bất cứ cầu thủ nào cũng khao khát.
Bên cạnh mặt sân cỏ 11 người, bóng đá Futsal được xem như biến thể thi đấu trong nhà với số lượng cầu thủ ít hơn. Cùng khám phá thể lệ trận Futsal diễn ra như thế nào tại bài viết này nhé!
Đánh nguội là một trong những hành vi phi thể thao, tuy nhiên lại xuất hiện phổ biến trong bóng đá. Vậy cách nhận biết lỗi này thế nào, cầu thủ sẽ đối mặt với án phạt ra sao, cùng bài viết làm rõ rất cả!
Đá phạt trực tiếp là thuật ngữ vô cùng quen thuộc, xuất hiện tại hầu hết trận đấu bóng đá. Vậy quy định về cú đá này ra sao, áp dụng cho tình huống nào, theo chân bài viết tìm hiểu nhé!
Treo giò trong thế giới bóng đá là gì mà bình luận viên, cánh báo chí thường nhắc nhiều đến thế? Bao viết sau sẽ “vén màn” tất cả thông tin, trường hợp cụ thể liên quan thuật ngữ thú vị kể trên.